Israel phản ứng mạnh với phát ngôn của ông Guterres
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 24.10,độcá mập Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói rằng không có lý do gì để bào chữa cho cuộc tấn công "kinh hoàng" của Hamas vào miền nam Israel ngày 7.10 nhưng cũng cảnh báo chống lại "sự trừng phạt tập thể" đối với người Palestine, theo AFP.
"Tôi quan ngại sâu sắc về những hành vi vi phạm rõ ràng luật nhân đạo quốc tế mà chúng tôi đang chứng kiến ở Gaza. Hãy để tôi nói rõ: Không bên nào trong cuộc xung đột vũ trang đứng trên luật nhân đạo quốc tế", ông Guterres phát biểu mà không nêu tên Israel. Ông Guterres còn nói rằng các cuộc tấn công của Hamas "không xảy ra một cách riêng biệt" vì người Palestine đã "phải chịu 56 năm bị chiếm đóng ngột ngạt".
Phát biểu của ông Guterres đã khiến Ngoại trưởng Israel Eli Cohen tức giận. Ông Cohen chỉ tay vào ông Guterres, kể lại những câu chuyện qua hình ảnh về dân thường thiệt mạng trong cuộc tấn công đẫm máu của Hamas vào miền nam Israel ngày 7.10. Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc Gilad Erdan thì lên mạng xã hội X kêu gọi ông Guterres từ chức.
Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết về xung đột Hamas-Israel, Nga lập tức phản ứng
Trong tuần trước, Mỹ đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết về cuộc xung đột Hamas-Israel, lập luận nghị quyết này không ủng hộ đầy đủ quyền phản ứng của Israel đối với Hamas.
Tại cuộc họp ngày 24.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ủng hộ một nghị quyết mới do Mỹ dẫn đầu "có các phản hồi thực chất". Dự thảo mới sẽ bảo vệ "quyền tự vệ vốn có của tất cả các quốc gia" đồng thời kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, theo AFP. Nghị quyết mới cũng sẽ ủng hộ việc "tạm dừng nhân đạo" để cho phép hàng viện trợ đến Dải Gaza chứ không phải là ngừng bắn hoàn toàn.
Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ nhấn mạnh: "Dù chúng tôi vẫn phản đối lệnh ngừng bắn, nhưng chúng tôi cho rằng việc tạm dừng nhân đạo liên quan viện trợ vẫn cho phép Israel tiến hành các hoạt động quân sự để tự vệ là đáng được xem xét".
Xung đột Hamas-Israel lan rộng sang Li Băng, 19.000 người phải di tãn
Trong khi đó, Nga đã nhanh chóng tuyên bố sẽ phản đối dự thảo của Mỹ. "Cả thế giới đang mong đợi từ Hội đồng Bảo an lời kêu gọi ngừng bắn nhanh chóng và vô điều kiện. Đây chính xác là điều không có trong dự thảo của Mỹ. Vì vậy, chúng tôi không thấy dự thảo đó có ý nghĩa gì và chúng tôi không thể ủng hộ nó". Đại sứ Nga Vassily Nebenzia nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Dự thảo nghị quyết mới cũng bị đồng minh khu vực của Mỹ là Ai Cập chỉ trích, theo AFP. "Chúng tôi rất bất ngờ trước những nỗ lực mới nhằm thông qua một nghị quyết không bao gồm bất kỳ lời kêu gọi ngừng bắn nhằm ngăn chặn tình hình ngày càng xấu đi, có thể khiến khu vực rơi vào tình thế nguy hiểm", Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nói.
Ngoại trưởng Riyad al-Maliki của Chính quyền Palestine, do các đối thủ của Hamas điều hành, đã gọi việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không hành động là "không thể tha thứ". Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi thì nói: "Hội đồng Bảo an phải có lập trường rõ ràng để trấn an hai tỉ người Ả Rập và Hồi giáo rằng luật pháp quốc tế sẽ được áp dụng".
Cũng tại cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 24.10, Đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc Amir Saeid Iravani nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cố gắng đổ lỗi sai cho Iran về cuộc xung đột Israel-Hamas. "Cam kết của chúng tôi đối với hòa bình và ổn định trong khu vực vẫn không thay đổi. Mỹ đã làm trầm trọng thêm cuộc xung đột bằng cách công khai liên kết với bên tấn công gây bất lợi cho người dân Palestine vô tội", ông Iravani phát biểu.
Israel có thể diệt Hamas sau 3 tháng tấn công?
Ngoại trưởng Blinken ngày 24.10 nhấn mạnh Washington không tìm kiếm xung đột với Iran nhưng cảnh báo rằng họ sẽ hành động nhanh chóng và dứt khoát nếu Tehran hoặc các lực lượng ủy nhiệm của Iran tấn công nhân viên Mỹ ở bất cứ nơi nào, theo Reuters.
"Đau khổ tột cùng"
Theo giới chức Israel, các thành viên Hamas đã xông vào miền Israel ngày 7.10, tấn công phần lớn các mục tiêu dân sự, giết chết ít nhất 1.400 người và bắt giữ hơn 220 con tin. Trong khi đó, Cơ quan Y tế ở Gaza do Hamas điều hành nói rằng hơn 5.700 người Palestine, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng trên khắp Dải Gaza trong các cuộc ném bom trả đũa của Israel, theo AFP.
Ông Guterres, đã đích thân đến cửa khẩu giữa Ai Cập và Gaza, hoan nghênh việc 3 đoàn xe viện trợ đã đến Gaza từ ngày 21.10. Tuy nhiên, ông Guterres nói rằng đó là "một giọt viện trợ trong một đại dương về nhu cầu", khi cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine cảnh báo rằng cơ quan này sẽ buộc phải ngừng hoạt động trong ngày 25.10 do thiếu nhiên liệu.
"Để giảm bớt đau khổ tột cùng, giúp việc cung cấp viện trợ trở nên dễ dàng và an toàn hơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải cứu con tin, tôi nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức", ông Guterre phát biểu.
Tuy nhiên, Israel đã bác bỏ lời kêu gọi dừng cuộc tấn công vào Gaza, nói rằng việc đó sẽ chỉ cho phép Hamas tái tập hợp sức mạnh, theo AFP.